Sau một buổi coaching mình đã nhận ra rằng có 2 kỹ năng siêu cần thiết đối với bất kỳ ngành nghề nào đó chính là kỹ năng bán hàng (Sales Skills) và kỹ năng tiếp thị (Marketing Skills).
Từ đó thì mình bắt đầu đọc về Sales và Marketing và cảm thấy khá hứng thú.
Bẵng đi một thời gian, mình lại được nhắc về 2 kỹ năng đó (thank anh Meow:3). Và mình đã quay trở lại đọc và cảm thấy ôi thật sự là hay quá mà sao lâu nay quên đi vậy nhỉ?
Nhân một ngày mình siêu bận công việc ngập đầu, mình lại ngồi đây và gõ blog, lọc cọc dịch lại một bài lưu trong máy của mình về Marketing. Mọi người đọc chơi thôi nha vì mình dịch láo lắm :))
Chơi đùa với cảm xúc: chỉ dẫn của những nhà tiếp thị xã hội về tâm lý của con người
Một bài viết của David Johnson trên trang web socialmediatoday.com
(lưu trong máy lâu rồi nên quên link, sẽ tìm lại sau ạ mọi người thứ lỗi cho em)
Lược dịch phần đầu: Đại ý của tác giả là vấn đề này siêu phức tạp với rất nhiều thứ cần hiểu. Tóm lại là sẽ bắt đầu với câu hỏi: chúng bạn có biết rằng não của chúng bạn có ba cái khác nhau không?
Ba cái não của chúng ta – Cùng làm việc như một
Nhà thần kinh học Paul D. MacLean đã đưa ra mô hình não Truine vào những năm 60, sau đó xuất bản một cuốn sách vào năm 1990 trong đó có nói rõ về ba phần não khác nhau: R-complex, hệ thống limbic, và neocortex (méo tìm ra từ tiếng Việt các ông đỡ hộ tôi!)
Nhưng, thay vì dùng những từ đáng giá cả nghìn đô la (tiền học) để hiểu như trên, thì hãy dùng đỡ mấy từ này:
Chiếc não già (vì nó quyết định)
Chiếc não trung niên (vì nó cảm nhận)
Chiếc não trẻ (với những suy nghĩ đầy lí trí –> hơi sai!!!)
Về chiếc não già: Chiếc não già, hay là chiếc não thằn lằn (vì nó nhìn giống con thằn lằn như hình dưới nhé), để chỉ phần tiềm thức của chúng ta. Đó là phần não của ngôi nhà chứa sự chiến đấu hay phản xạ bay (Fight or flight response – phản ứng Chiến-hay-chạy). Là phần hoàn toàn về sự tồn tại, kêu gào trước nguy hiểm. Một cách đơn giản, đó là phần não bộ sẽ nói chúng ta lùi lại khi nguy hiểm xuất hiện, bắt chúng ta phải phản xạ lại trước khi chiếc não trẻ của chúng ta kịp nhận ra chuyện đang diễn ra.
Về chiếc não trung niên: Chiếc não trung niên là trung tâm cảm xúc của não bộ. Nó điều khiển vỏ não thính giác và thị giác rồi chuyển tiếp thông tin đó đến các phần khác của não.
Về chiếc não trẻ: Chiếc não trẻ thì chỉ toàn lý trí, đó là phần não có chủ đích. Khi não già và não trung niên hoạt động trong tiềm thức, thì chiếc não trẻ đưa ra những quyết định có ý thức dựa trên suy nghĩ lý trí.
Ba não trong một
Trong khi từng phần của não, ở một mức độ nào đó, làm việc độc lập, thì chúng vẫn cùng nhau làm việc để tạo nên sự tuyệt vời của bộ não. Để giải thích hay ho hơn thì tui dùng câu chuyện về một người đàn ông tên Dan nhé!
Dan là một người đàn ông bình thường, với nhận thức bình thường, anh ý có một công việc cũng bình thường và sống một cuộc đời cũng bình thường nốt. Vào một ngày bình thường khi Dan sẽ đi bộ dọc vỉa hè sau khi mặt trời đã lặn thì Dan nghe được một tiếng hét lớn “Này!!!!” từ đâu đó phía sau lưng. Bộ não già, vẫn là bộ não già, luôn luôn dò xét sự nguy hiểm vì đó là bản năng của nó, bắt đầu xử lý tín hiệu thu nhận được như một sự nguy hiểm. Và khi đó, rất nhanh, tui phải nói là vậy, Dan quay lại với chiếc vai gồng lên, các cơ co cứng lại và cả cơ thể phản ứng lại chuẩn bị cho việc “chiến hay chạy”.
Và khi đó thì chiếc não trung niên bắt đầu công việc phân tích những gợi ý xung quanh, anh ta nhận ra một người đàn ông trẻ tuổi chạy về phía mình, nhưng với một nụ cười trên mặt, và chiếc não trung niên gửi một chỉ dẫn cho chiếc não già để thức tỉnh nó nhưng nó lại chỉ quan tâm đến sự tồn tại và nó không thích người đàn ông trẻ đang đi nhanh về phía Dan như thế. Rồi thì đế phần của lý trí, chiếc não trẻ, nhận ra rằng người đàn ông này đến từ cừa hàng tạp hóa mà anh ta vừa đi khỏi, cùng với một chiếc túi. Thì lúc này chiếc não trẻ sẽ gửi một tín hiệu đến cho chiếc não già rằng anh ta đã để quên chiếc túi ở cửa hàng và chàng trai trẻ đang đem nó đến trả cho anh. Điều này chỉ xảy ra trong một vài nano giây nhưng cuối cùng thì chiếc não già quyết định mọi thứ một cách chính xác rằng không có chút nguy hiểm nào ở đây cả.
Như vậy thì, chúng ra có thể sử dụng kiến thức này như thế nào?
Khi chúng ta nói với ai đó điều gì thì đôi lúc họ sẽ tin, nhưng nếu bạn dẫn dắt để tự họ kết luận được một điều gì đó thì họ sẽ luôn luôn tin vào điều đó.
Vì sao lại như thế? Nói một cách đơn giản thì bởi vì họ nghĩ như thế. Đó là điều tuyệt vời của tiếp thị xã hội, và nếu được thực hiện đúng thì bạn có thể dẫn dắt người dùng đến một kết luân tích cực về việc kinh doanh của bạn.
Tiếp thị truyền thống, vẫn là một phần trong tổ hợp tiếp thị của bạn, hoàn toàn chỉ nói về chính bạn. Nói một cách khác, người dùng sẽ chỉ thỉnh thoảng tin bạn. Còn với tiếp thị xã hội, bạn có khả năng để trở thành “authentic” và chân thực và sẽ dẫn dắt người dùng đến với kết luận một cách tốt hơn, một kết luận có thể sẽ đem đến những sự giới thiệu và mức độ trung thành của người dùng cao hơn so với chỉ dùng mỗi cách thức tiếp thị truyền thống.
Làm cách nào để bạn làm được như thế?
Bằng cách nói với chiếc não già, phần đưa ra quyết định của não bộ. Chiếc não già của bạn không hiểu ngôn từ, mà chỉ hiểu cảm xúc, và đó là lí do vì sao việc đem cảm xúc đến với những người tiêu dùng lại quan trọng. Và bằng cách làm như thế, bạn sẽ có khả năng dẫn họ đến với kết luận đúng đắn về thương hiệu của mình.
Nhưng David, nghĩ đi, ông bạn vừa nói rằng chiếc não trung niên mới về cảm xúc cơ mà. Đúng, tôi đã nói thế, và đó là cách để chúng ta tiếp cận chiếc não già, bằng cách chơi với cảm xúc của con người. Hãy xem chiếc não trung niên là cánh cửa để đến với chiếc não già, người đưa ra quyết định thực thụ. Cảm xúc, hơn tất cả những thứ khác, ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định trong bộ não con người, điều thường xảy ra một cách vô thức. Cảm xúc sẽ xoay chuyển nhận thức, niềm tin và thậm chí là thái độ trong cuộc sống hàng ngày một cách sâu sắc, thậm chí bạn bạn còn không hoàn toàn nhận thức được điều đó.
Và, đó chính là lúc mà khái niệm về xây dựng thương hiệu xuất hiện, bằng cách tạo ra hình mẫu trí nhớ trong tâm trí của người dùng, một hình mẫu khiến họ cảm nhận được một cách cụ thể, để định hình cảm nhận của họ và từ đó nghĩ đến thương hiệu của bạn. Tiếp thị xã hội, hơn hẳn tiếp thị truyền thống, bởi đó là cách tốt nhất để những người tiêu dùng cảm thấy yêu thích thương hiệu của chúng ta.
Nhưng, cụ thể hơn đi chúng ta cần làm gì?
Có 3 bước kiểu mẫu để tạo nên một thương hiệu xã hội quyền lực
Kiến tạo
Định hình
Kích hoạt
Cụ thể từng bước thế nào thì hẹn mọi người ở phần 2 nha hôm nay mình mệt rồi dịch đến đây thui hihi
Chúc mọi người ngủ ngon <3
Join the conversation
Để tối em đăng nốt phần còn lại cho anh đọc nha kkk
Nhưng bài này cũng hơi cũ rồi ạ từ 2014 lận lần sau em sẽ tìm những bài mới update chắc sẽ hay hơn ạ ^^