Gốc rễ của sự bất mãn

Lí do trước tiên nhất cho việc chúng ta khó đạt được hạnh phúc là bởi vì vũ trụ không được thiết kế để con người có thể thấy thoải mái trong tâm trí. Vũ trụ dường như to lớn đến vô hạn, và còn trống rỗng, lạnh lẽo một cách đáng căm hận. Nó được tạo ra cho những điều bạo lực khủng khiếp, như việc thỉnh thoảng sẽ có một ngôi sao nổ tung, biến mọi thứ trong hàng tỉ dặm quanh đó thành tro tàn. Những hành tinh hiếm hoi mà trọng lượng của nó không làm tan xương nát thịt chúng ta thì ngập trong khí mê tan. Kể cả trái đất bình dị và đẹp như tranh cũng không thể xem thường. Để tồn tại trên Trái đất, con người phải trải qua hàng ngàn năm chống chọi với băng giá, lửa, những loài động vật hoang dã và những vi sinh vật tàng hình có thể xuất hiện bất ngờ và làm tiêu tan loài người.

Dường như mỗi khi vượt qua được một sự nguy hiểm cấp bách thì một mối nguy mới và rắc rối hơn lại xuất hiện ở chân trời. Ngay khi chúng ta tạo ra được một chất mới thì tác dụng phụ của nó bắt đầu đầu độc môi trường. Suốt chiều dài lịch sử, những vũ khí được tạo ra để cung cấp sự an toàn đã quay lại và đe dọa hủy diệt những người tạo ra chúng. Khi một vài bệnh dịch được hạn chế thì những bệnh dịch khác lại hoành hành, và khi sự sống quay trở lại thì sự bùng nổ dân số lại ám ảnh chúng ta. Tứ kỵ sĩ khải huyền (four grim horsemen of Apocalypse) cũng không hề quá xa vời. Trái đất có thể là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, nhưng đó là ngôi nhà chứa đầy những cái bẫy treo chực chờ để vận hành bất cứ lúc nào. 

Không phải vũ trụ là một vấn đề toán học ngẫu nhiên. Sự chuyển động của những vì sao, sự biến đổi của những nguồn năng lượng có thể dự đoán được và giải thích một cách rõ ràng. Nhưng những quá trình tự nhiên ấy không hề quan tâm đến những khát khao của con người. Chúng không hề lắng nghe và nhìn thấy những nhu cầu của chúng ta, và chúng ngẫu nhiên chống lại với trật tự mà chúng ta cố gắng đạt được bằng những mục tiêu của mình. Một ngôi sao chổi trong một vụ va chạm với thành phố New York có thể tuân theo tất cả những quy luật của vũ trụ, nhưng nó có thể là một sự thiệt hại chết tiệt. Loại vi-rút đã tấn công những tế bào của Mozart cũng chỉ làm theo những gì tự nhên phải đến, mặc dù chúng tạo ra những sự mất mát to lớn của nhân loại. “Vũ trụ không phải thù ghét, nhưng cũng không hề thân thiện,” J.H.Holmes đã nói, “Nó chỉ đơn giản là không quan tâm.”

“Sự hỗn loạn” là một trong những ý niệm cổ xưa nhất trong thần thoại và tôn giáo. Nó có thể xa lạ với khoa học vật lý và sinh học, bởi vì những quy luật của chúng giải thích những sự kiện trong vũ trụ một cách hợp lý hoàn hảo. Ví dụ như, lý thuyết hỗn loạn trong khoa học mô tả những điều thường diễn ra trong những thứ xuất hiện một cách ngẫu nhiên. Nhưng hỗn loạn lại có ý nghĩa khác trong tâm lý học và trong những khoa học khác về con người, bởi vì mục tiêu và khao khát của loài người được xem là điểm bắt đầu, còn có một sự hỗn loạn không thể nào hoà giải được trong vũ trụ.

Chúng ta – như những cá thể tồn tại thì không thể làm được gì nhiều để thay đổi cách vận hành của vũ trụ. Trong cuộc đời của mình, chúng ta chỉ tạo ra một chút ảnh hưởng tới những ngoại lực tác động vào cuộc sống của mình. Và quan trọng là chúng ta cần làm càng nhiều thứ mình có thể để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, huỷ bỏ bất công trong xã hội, triệt tiêu đói nghèo và bệnh tật. Nhưng bạn cẩn trọng khi hi vọng những nỗ lực thay đổi hoàn cảnh bên ngoài sẽ ngay lập tức nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. Như J.S.Mill đã viết: “Không có sự cải tiến vượt bậc nào trong lịch sử nhân loại là có khả năng cho đến khi có một sự thay đổi to lớn trong sự thiết lập căn bản của phương thức suy nghĩ”. 

Cách chúng ta cảm nhận về chính mình, sự vui thích khi được sống, về cơ bản đều trực tiếp dựa vào cách mà tâm trí lọc ra và diễn giải những trải nghiệm hàng ngày. Liệu chúng ta có hạnh phúc hay không, phụ thuộc vào sự hài hoà của bên trong, chứ không phải nhờ sự kiểm soát mà chúng ta nỗ lực tạo ra với những thế lực khổng lồ của vũ trụ. Chắc chắn là chúng ta nên tiếp tục học hỏi để làm chủ được ngoại cảnh, bởi vì sự tồn tại vật lý của con người phụ thuộc vào đó. Nhưng khả năng làm chủ đó sẽ không thêm một chút nào vè việc từng cá nhân chúng ta cảm thấy vui, hoặc làm giảm đi sự hỗn loan của thế giới mà chúng ta đang sống. Để làm điều đó, chúng ta phải học cách đạt được sự tự chủ với tâm trí của mình. 

Mỗi chúng ta có một bức tranh dù không hẳn rõ ràng, về những điều chúng ta muốn hoàn thành những gì trước khi chết đi. Việc tiến gần tới hoàn tất những mục tiêu này trở thành thước đo cho chất lượng cuộc sống. Nếu điều đó vẫn còn ngoài tầm với, thì chúng ta trở nên bực bội hay muốn từ bỏ; còn nếu ít nhất là đạt được 1 phần nào đó thì chúng ta có một chút cảm giác hạnh phúc và thoả mãn. 

Với hầu hết con người, mục tiêu của cuộc đời rất đơn giản: có thể sống, có những đứa con và chúng cũng sẽ tiếp tục sống, và nếu có thể, thì làm điều đó với một chút cảm giác thoải mái và tự trọng. Trong những khu nhà ổ chuột trải khắp những thành phố Nam Mỹ, trong những vùng ở Châu Phi bị hạn hán hoành hành, giữa hàng triệu người Châu Á phải ngày qua ngày tìm cách vượt qua cơn đói, thì không có gì nhiều để mà hi vọng gì hơn. 

Nhưng ngay khi những vấn đề cơ bản của sự tồn tại được giải quyết, thì việc đơn thuần chỉ có đủ đồ ăn và một mái nhà thoải mái là không đủ để làm mọi người bằng lòng. Những nhu cầu mới được thành hình, những khao khát mới trỗi dậy. Với sự sung túc và quyền lực đến làm sự kì vọng leo thang, và với mức độ thoải mái và giàu có đang tăng, thì cảm giác hạnh phúc mà chúng ta hi vọng đạt được sẽ tiếp tục lùi xa. 

Khi Cyrus Đại đế có 10 ngàn đầu bếp chuẩn bị bữa ăn sẵn sàng trên bàn cho ông ta thì phần còn lại của Ba Tư hầu như không có đủ thức ăn. Ngày nay, mọi gia đình ở những quốc gia phát triển đã tiếp cận được với mọi công thức nấu ăn từ những vùng đất đa dạng nhất và có thể phỏng theo những bữa yến tiệc của các Hoàng đế xưa. Nhưng liệu điều đó có làm cho chúng ta thoả mãn?

Nghịch lý sự trỗi dậy của kỳ vọng này đã chỉ ra rằng nâng cao chất lượng cuộc sống có thể là một nhiệm vụ không thể thực hiện được. Thực tế là không có vấn đề gì gắn liền với việc những mong muốn của chúng ta sẽ làm tăng cao mục tiêu, chỉ cần chúng ra vẫn thích thú với những khó khăn trong quá trình thực hiện. Vấn đề xuất hiện khi chúng ta quá chú trọng vào những điều chúng ta muốn đạt được mà chúng ta ngừng luôn cả việc tiếp nhận hạnh phúc ở hiện tại. Khi điều đó diễn ra, chúng ta thực sự từ bỏ quyền được mãn nguyện. 

Dù có bằng chứng chỉ ra rằng hầu hết mọi người đều mắc kẹt với chuỗi ngày bực dọc khi những kì vọng tăng lên, thì có nhiều cá nhân đã tìm được cách để thoát ra. Mặc kệ điều kiện vật chất của họ là gì, những người này có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của họ, có thể cảm thấy thoả mãn, và có cách để làm cho những người ở bên cạnh họ cũng hạnh phúc. 

Những cá nhân như thế có thể kiến tạo ra những cuộc sống đầy sôi nổi, cởi mở với nhiều trải nghiệm phong phú, duy trì việc học tập cho đến ngày họ qua đời, và có sự kết nối và gắn kết mạnh mẽ với con người cũng như môi trường mà họ sống.  Họ yêu thích bất kỳ việc gì họ làm, kể cả có nhàm chán hay khó khăn; họ hiếm khi cảm thấy chán nản, và họ có thể sải bước vượt qua những điều ngăn cản bước chân mình. Có thể sức mạnh to lớn nhất của họ và họ có thể điều khiển cuộc sống của mình. Chúng ra sẽ thấy ở phần sau cách họ đạt được trạng thái này. Nhưng trước đó, cần phải xem qua một số những thiết bị đã được phát triển qua thời gian để bảo vệ lại sự đe doạ của sự hỗn loạn, và lý do vì sao những sự phòng thủ bên ngoài thường không hiệu quả. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *